Từ lâu, Bảo Lộc được biết đến với biệt danh là “thành phố chè” là nơi có diện tích trồng chè lớn nhất Lâm Đồng cũng đồng thời là nơi có diện tích trồng chè lớn nhất khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ. Về lịch sử hình thành, Bảo Lộc là một thị xã trực thuộc tỉnh Lâm Đồng được thành lập vào năm 1994 trên cơ sở tách huyện Bảo Lộc cũ thành hai đơn vị mới là thị xã Bảo Lộc và huyện Bảo Lâm. Bảo Lộc nằm trên tuyến quốc lộ 20, cách Thành phố Đà Lạt khoảng 110km, cách Phan Thiết tỉnh Bình Thuận 100km và cách Thành phố Hồ Chí Minh 198km về hướng Tây Nam. Bảo Lộc được công nhận là đô thị loại III thuộc tỉnh vào ngày 08 – 04 – 2010 và sau đó được Chính phủ ra nghị quyết đưa Bảo Lộc lên thành Thành Phố Bảo Lộc trực thuộc tỉnh Lâm Đồng. 

Bảo Lộc có tổng diện tích là 23.256 ha, chiếm 2,38% diện tích toàn tỉnh Lâm Đồng. Với phía Đông, phía Nam và phía Bắc giáp với huyện Bảo Lâm và phía Tây giáp với huyện Đạ Huoai. Dân số chủ yếu là người kinh với hơn 153.000 người, 33.045 hộ dân, trong đó có 745 hộ đồng bào dân tộc thiểu số (chiếm 2,33% dân số) thành phố Bảo Lộc. 

VỊ TRÍ ĐỊA LÝ

Bảo Lộc là thành phố thứ 2 của Tỉnh Lâm Đồng, giữ vị trí trung tâm trục kết nối 3 vùng kinh tế: Đông Nam Bộ – Duyên Hải Nam Trung Bộ – Tây Nguyên. Chỉ cách Sài Gòn 3 giờ đi xe, Thành phố Bảo Lộc là nơi có kết nối quan trọng với cảng hàng không Liên Khương và các trục giao thông quan trọng như cao tốc Dầu Giây – Liên Khương, tuyến Quốc lộ 20 và Quốc lộ 55. 

KHÍ HẬU THÀNH PHỐ BẢO LỘC

Nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa nhưng do ở độ cao trên 800m so với mặt nước biển và tác động của địa hình nên khí hậu tại Bảo Lộc luôn ôn hoà và mát mẻ quanh năm. Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 21-22°C, nhiệt độ cao nhất trong năm là 27,4°C và nhiệt độ thấp nhất đạt mức 16,6°C.

NGÀNH KINH TẾ ĐẶC THÙ 

Khác với Đà Lạt, Bảo Lộc được khai thác mạnh về nông nghiệp, công nghiệp. Nhiều nông trang, đồn điền đã được các tập đoàn người Pháp lập nên từ những năm 1930 – 1940 để trồng chè, cà phê,… Về sau, nhân dân phát triển trồng cây dâu tằm, cây ăn quả.

Cây chè: Chè tại Bảo Lộc có lịch sử khá lâu đời (trên 50 năm), đây là ưu thế tuyệt đối mặc dù có những bước thăng trầm nhất định do nhiều yếu tố khác nhau. Cho đến nay, cây chè Bảo Lộc vẫn tiếp tục phát triển về diện tích và sản lượng

Cà phê: Bảo Lộc có 6.144ha cà phê với sản lượng 8.478 tấn cà phê nhân, giữ vị trí thứ 4 sau Di Linh, Lâm Hà và Bảo Lâm. Đây là cây có giá trị xuất khẩu cao, rất thích hợp với điều kiện khí hậu, đất đai của Bảo Lộc.

Cây dâu: Bảo Lộc là địa phương có điều kiện để đưa ngành dâu tằm tơ trở thành ngành kinh tế – kỹ thuật tiên tiến, tất cả các khâu sản xuất đều được khép kín từ khâu nuôi tằm đến ươm tơ, dệt lụa. Hiện nay được sự đầu tư của Trung ương và địa phương, Liên hiệp Dâu tằm tơ Việt Nam là trung tâm thu hút vốn đầu tư kỹ thuật đã hình thành hệ thống công nghiệp cũng như kết cấu hạ tầng hoàn chỉnh.

TÌM NĂNG PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ BẢO LỘC

Bảo Lộc có vị trí địa lý và điều kiện phát triển kinh tế vượt trội về các lĩnh vực như: công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, thương mại dịch vụ, du lịch và đầu tư. Bảo Lộc được xem là “hạt nhân kinh tế” giữ vai trò động lực phát triển kinh tế xã hội các huyện thị phía Nam của tỉnh Lâm Đồng. 

Sau khi Đà Lạt trực thuộc Trung ương, các trung tâm hành chính, bệnh viện,… chuyển trụ sở về Bảo Lộc, thành phố sẽ nắm vị trí then chốt thúc đẩy phát triển địa phương và đầu mối giao thương quan trọng cả khu vực Tây Nguyên. Hạ tầng giao thông tại Bảo Lộc ngày càng hoàn thiện và đồng bộ, góp phần lớn vào thay đổi diện mạo đô thị. Hiện tại, thành phố đã nâng mật độ đường chính đô thị lên 9,8km/km2, mở rộng quốc lộ 20 và 55 kết nối lần lượt đến Thành phố Hồ Chí Minh và Phan Thiết.

Ngoài ra, dự án cao tốc Dầu Giây – Liên Khương với vốn đầu tư lên đến 65.000 tỉ đồng có ý nghĩa quan trọng trong việc rút ngắn thời gian di chuyển từ Thành phó Hồ Chí Minh đi Bảo Lộc chỉ còn 2 tiếng, kết nối giao thông và liên kết vùng giữa Tây Nguyên với các tỉnh Đông Nam Bộ, từ đó thúc đẩy phát triển kinh tế cho các địa phương ở cả 2 khu vực.

TÌM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH 

Bảo Lộc có nhiều danh lam thắng cảnh đẹp như đèo Bảo Lộc, thác Đam Bri, hồ Nam Phương, suối Đá Bàn, núi Đại Bình, suối Tân Thanh,… Bên cạnh các thắng cảnh thiên nhiên đó là những vườn, đồi trà thoai thoải xanh mượt, những ngọn đồi với cảnh nên thơ. 

Với lợi thế có khí hậu mát mẻ quanh năm nên đây là nơi lý tưởng để xây dựng các khu du lịch nghỉ dưỡng. Bảo Lộc có nhiều thác, hồ, suối đẹp như: Thác ĐamB’ri, thác bảy tầng, hồ Nam Phương, suối Đá Bàn…

Khu du lịch ĐamB’ri nổi tiếng với thác nuớc hùng vĩ cao 57m và các cánh rừng nguyên sinh, là nơi nghỉ dưỡng được ưa thích của du khách mỗi khi đến Đà Lạt. 

 CÁC DỰ ÁN TẠI BẢO LỘC

TIN TỨC